7 điều kiện cần có để QCC thành công?

Ai cũng hiểu những lợi ích mà QCC mang lại. Nhưng làm thế nào để áp dụng QCC thành công tại doanh nghiệp?

Ai cũng hiểu những lợi ích mà QCC mang lại. Nhưng làm thế nào để áp dụng QCC thành công tại doanh nghiệp? 

Trong cuốn sách Quality Beyond Six Sigma (tạm dịch: Chất lượng hơn cả Six Sigma), hai tác giả Ron Basu và J. Nevan Wright đã chỉ ra 7 điều kiện để các vòng kiểm soát chất lượng có thể được xây dựng và duy trì thành công là:

  1. Nhân viên tham gia vào vòng chất lượng phải hoàn toàn tự nguyện và có động lực đóng góp vì mục tiêu chung.
  2. Thành viên tham gia vào QCC nên là đại diện cho một hoạt động sản xuất cụ thể nào đó.
  3. Các vấn đề được lựa chọn, phân tích và giải quyết phải hoàn toàn do các thành viên của QCC quyết định, không phải bởi các cấp quản lý. Sự lựa chọn này cần được tôn trọng, kể cả khi nó không đem lại hiệu quả rõ ràng nào về mặt quản trị doanh nghiệp.
  4. Các QCC cần có sự ủng hộ thiết thực và kịp thời của các cấp quản lý kể cả khi chưa thể hình dung ra những giải pháp mà các QCC đề xuất.
  5. Các thành viên tham gia vào QCC phải được đào tạo về kỹ năng giải quyết vấn đề.
  6. Các thành viên trong QCC tự bầu trưởng nhóm và không nhất thiết phải là người tổ trưởng theo cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Chức trưởng nhóm QCC có thể được thay đổi luân phiên.
  7. Nên có một người quản lý đóng vai trò cố vấn (không phải trưởng nhóm) cho các nhóm QCC, chịu trách nhiệm giúp đỡ và đưa ra lời khuyên để các thành viên có thể đạt được mục tiêu cải tiến của mình.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Tuấn – Chủ tịch Viện phát triển quản trị và công nghệ mới (iMT), đồng thời là Chủ tịch Cộng đồng tu nghiệp sinh AOTS Việt Nam (AVAS), bất cứ mô hình quản lý, quản trị nào dù có thành công ở Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng không thể áp dụng nguyên xi vào Việt Nam, mà phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với nguồn lao động và văn hoá của người Việt.

Nhà quản trị doanh nghiệp cần xây dựng quy trình, cách thức triển khai QCC bài bản mới mong thành công: bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của cấp quản lý, sau đó là tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ về vai trò của Kaizen và QCC cho tất cả các nhân viên của tất cả các cấp, thành lập các nhóm nhỏ xây dựng quy chế dành riêng cho QCC và có các khoá đào tạo để nhân viên sẵn sàng gia nhập vào các vòng chất lượng.

Ông Phạm Ngọc Tuấn – Chủ tịch Viện phát triển quản trị và công nghệ mới (iMT), đồng thời là Chủ tịch Cộng đồng tu nghiệp sinh AOTS Việt Nam (AVAS). Ông có hơn 40 năm kinh nghiệm tại các vị trí quản trị khác nhau ở các công ty Việt Nam cũng như công ty đa quốc gia. Ngoài ra, ông còn tham gia vào công tác tư vấn và huấn luyện cho nhiều doanh nghiệp về quản trị chiến lược và quản trị sản xuất. Ông Tuấn có bằng Tiến sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Bulakan State University) và bằng Thạc sỹ về Quản lý tại Đại học Solvay Business Scholl (Bỉ).

————————-
⭕️JOSHIN – Industrial Training:
☑️ Công ty tư vấn – đào tạo sản xuất hàng đầu Việt Nam
☑️ Với đội ngũ chuyên gia người Việt giàu kinh nghiệm
☑️ Đã triển khai #tư_vấn, #đào_tạo cho hàng trăm doanh nghiệp trong khắp các lĩnh vực.
☑️ Học – Thực hành – Giải quyết trực tiếp vấn đề cho doanh nghiệp
————————-
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO JOSHIN
🔰 Địa chỉ: Tòa nhà Ecogreen, số 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Tp.Hà Nội.
☎️ Hotline: 088.828.9968
📨Email: info@joshin.vn
Đăng ký
Thông báo khi
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
trackback

[…] Đọc tiếp: Làm thế nào để QCC thành công? […]

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.