Warning: Illegal string offset 'ID' in /home/joshin/domains/joshin.vn/public_html/wp-content/themes/adina-childtheme/single-su-kien.php on line 13
Kỹ năng giải quyết vấn đề tại Dasuka
Khi đã trang bị những kỹ năng căn bản để làm việc hiệu quả như QCDMSE, 5W2H, PDCA, Horensou, Teamwork thì việc áp dụng những kiến thức đó như thế nào lại là một vấn đề lớn cần quan tâm.
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết khi làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. Kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn luôn cần phải rèn luyện, mài dũa một cách thường xuyên thì mới có thể sử dụng tốt khi gặp vấn đề thực tế.
Khóa học “Kỹ năng giải quyết vấn đề” tại Dasuka giúp học viên giải được bài toán đó bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích nhất để học viên có thể trau dồi thêm khả năng giải quyết vấn đề của mình.
Thông tin chung
Nội dung chi tiết khóa học
- Hình thành tư duy giải quyết vấn đề một cách hệ thống, bài bản.
- Tôi sẽ nói về các bước giải quyết vấn đề theo QC Story
- Phương pháp hiệu quả để xác định vấn đề
- Sử dụng công cụ 5W2H, quy luật 80/20 để phân tích hiện trạng
- Áp dụng 5WHY, biểu đồ xương cá để phân tích nguyên nhân
- Chọn lựa và báo cáo phương án giải quyết logic nhất.
- Áp dụng QCDMSE, 4M, 7QC tools để xác định nguồn gốc vấn đề phát sinh dù là lớn hay nhỏ.
- Áp dụng 5W2H, nguyên tắc tam hiện, quy luật Pareto (80/20) để thu thập, xác định và hiểu rõ hiện trạng vấn đề.
- Áp dụng các công cụ phân tích để biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không để có phương án xử lý tốt nhất.
- Sử dụng các công cụ Brain Storming, sơ đồ nhân quả, 5WHY để kiểm chứng nguyên nhân gốc.
- Nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chọn được giải pháp hợp lý nhất.
- So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp. Biết cách đưa ra hành động tiếp theo khi kết quả chưa đạt yêu cầu.
- Tiêu chuẩn hóa và quản lý trực quanđể có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa chọn giải pháp, quá trình thực hiện,…