7 công cụ QC mới, điểm khác biệt với 7 công cụ QC cũ là gì?

Điểm khác biệt của 7 công cụ QC mới là gì?

  1. 7 công cụ QC (quản lý chất lượng) mới không dựa trên số liệu, mà dựa trên dữ liệu bằng lời nói (dữ liệu ngôn ngữ), bao gồm các công cụ quản lý hữu hiệu dùng để phát hiện vấn đề, tìm kiến phương pháp giải quyết vấn đề và lập kế hoạch,…
  2. 7 công cụ QC mới và cũ hỗ trợ lẫn nhau trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm và còn là công cụ hữu hiệu trong quản trị doanh nghiệp. Do đó, đây là công cụ quản lý không chỉ phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất mà còn phù hợp với tất cả các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.
  3. Điểm chung trong cách sử dụng 7 công cụ QC mới đó chính là Brain Storming. Đây là phương pháp họp để khuyến khích mọi người đưa ra thật nhiều ý kiến trong 1 cuộc họp để có thể đưa ra quyết định hiệu quả nhất. Thông qua việc phối hợp ý kiến của mỗi thành viên trong nhóm khuyến khích tinh thần đồng đội, tăng nhận thức của mọi người và kích thích nhóm hoạt động.Điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hiện Brain Storming:
    • Không đánh giá, chỉ trích ý kiến nêu ra
    • Liệt kê tất cả các ý kiến, dù ý kiến là điên rồ
    • Mở rộng các ý tưởng
    • Không nên đề cập ý tưởng đề ra là của cá nhân nào
    • Trân trọng những ý tưởng điên rồ

TỔNG QUAN VỀ 7 CÔNG CỤ QC MỚI

  1. Sơ đồ cây: Là công cụ tìm ra phương sách giải quyết vấn đề bằng việc chia những mối quan hệ giữa mục đích và phương pháp thành các tình huống, hiện tượng nhỏ, rồi triển khai chúng. Được sử dụng để tìm ra những phương sách khả thi để giải quyết vấn đề. 
  2. Sơ đồ tương đồng: Là công cụ hợp nhất các dữ liệu ngôn ngữ đã được nhận một cách rải rác dựa vào tính giống nhau về cấu trúc, làm rõ vấn đề, và tìm các ý tưởng. Được sử dụng để làm rõ những vấn đề hỗn độn hay những vấn đề không rõ ràng bằng việc hợp nhất các dữ liệu ngôn ngữ
  3. Sơ đồ ma trận: Là công cụ thu được những ý tưởng cho việc giải quyết vấn đề bằng việc kết hợp các hiện tượng hướng tới vấn đề hay các yếu tố tình huống, rồi suy nghĩ. Được sử dụng để tìm mức độ của mối quan giữa các yếu tố thành đôi hay xác định điểm nhìn nhận giải quyết vấn đề.
  4. Sơ đồ quan hệ: Là công cụ làm rõ mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả, giữa mục đích và phương pháp, và triển khai biện pháp để đạt được mục đích. Được sử dụng để tìm ra điểm bắt đầu của một vấn đề với nguyên nhân không nhận biết được hay chia nhỏ một vấn đề phức tạp
  5. Sơ đồ mũi tên: Là công cụ xác định trình tự cho việc xúc tiến kế hoạch, xây dựng một kế hoạch phù hợp nhất, và quản lý tiến độ của kế hoạch đó một cách có hiệu quả.  Được sử dụng để phân tích quy trình để cải tiến quy trình hay rút ngắn thời gian chuẩn bị, và để làm cho trình tự công việc hay thời gian được phù hợp.
  6. Sơ đồ quá trình ra quyết định: Là công cụ nhìn xa thấy trước trong quá trình tiến triển của tình trạng sự việc, và nhận một kết quả mong đợi. Được sử dụng để đạt được mục tiêu bằng việc đánh giá một cách thích hợp trong quá trình tiến triển của tình trạng sự việc và thực hiện hoàn thành kế hoạch,  hay để lập đối sách để tránh tình trạng nghiêm trọng
  7. Phân tích dữ liệu theo ma trận: Là công cụ nhìn một cách tổng thể, sắp xếp, và tìm ra các manh mối giải quyết vấn đề khi sơ đồ ma trận có quy mô lớn và các yếu tố của hàng và dãy kết nối một cách phức tạp. Được sử dụng khi khó đọc được kết quả do số mục đánh giá quá nhiều hay sự khác nhau giữa chúng không rõ ràng

Tham khảo khóa học 7 công cụ QC mới

Đăng ký
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.