7 công cụ quản lý chất lượng (7 QC tools) và lợi ích cho doanh nghiệp?

Không chỉ nổi tiếng với các hệ thống tư tưởng Kaizen, thực hành áp dụng 5S, Horensou,… mà người Nhật còn có những bộ công cụ thống kê quản lý chất lượng nổi tiếng khác được gọi là 7 công cụ quản lý chất lượng.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, hiệp hội các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản (JUSE, Japanese Union Of Scientists and Engineers) đã quyết định chọn và ứng dụng các công cụ thống kê trong phương pháp quản lý chất lượng cho mọi tầng lớp cán bộ Nhật. Từ đó việc áp dụng chúng ngày nay càng rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu và được gọi tắt là Seven QC Tools (7 công cụ quản lý chất lượng).

7 công cụ quản lý chất lượng mới bao gồm: Sơ đồ quan hệ, sơ đồ cây, sơ đồ ma trận, sơ đồ tương đồng, sơ đồ mũi tên, sơ đồ ra quyết định, phân tích dữ liệu theo ma trận. Vậy tại sao chúng ta cần sử dụng 7 công cụ QC? Công cụ QC là các công cụ trình bày, điều quan trọng nhất là quy trình phân tích. Công cụ QC có 2 lợi ích tiêu biểu sau:

  • Đơn giản và làm rõ ý tưởng của người phân tích
  • Người đọc báo cáo dễ hiểu tình hình và nguyên nhân của vấn đề

Và khi nào chúng ta sẽ sử dụng công cụ QC? Công cụ QC được sử dụng khi phân tích dữ liệu và báo cáo. Do vậy tất cả nhân viên cần phải hiểu công cụ QC để

  • Báo cáo tình trạng chất lượng: mục tiêu mức chất lượng và thực tế mức chất lượng
  • Báo cáo tài chính: % của các hạng mục trong chi phí chung
  • Báo cáo mua bán: lượng mua hàng
  • Báo cáo bảo dưỡng: tần suất bảo dưỡng và dừng máy.

TỔNG QUAN VỀ 7 CÔNG CỤ QC

  1. Phiếu kiểm tra: Phiếu kiểm tra dùng để thu thâp dữ liệu theo từng loại để dễ dàng kiểm tra. Dùng để xác nhận công việc đã được tiến hành có vấn đề gì không, hay dùng cho việc phòng tránh kiểm tra xót hay kiểm tra nhầm
  2. Đồ thị: Dữ liệu được trình bày trên đồ thị để dễ dàng so sánh về số lượng và dễ nhận thấy sự thay đổi số lượng, Đồ thị được sử dụng cho việc sắp xếp, phân loại dữ liệu, truyền đạt nội dung đó tới người khác, đánh giá, hay lưu trữ dữ liệu
  3. Biểu đồ Pareto: Biểu đồ Pareto là một đồ thị phân loại nội dung các vấn đề và các lỗi theo từng loại và sắp xếp chúng theo thứ tự độ lớn, đồng thời biểu thị số luỹ tiến. Được dùng để kiểm tra, làm sáng tỏ vấn đề hay hạng mục lỗi cần phải được giải quyết, dùng để nhận biết vấn đề là ở đâu
  4. Biểu đồ Histogram: Biểu đồ Histogram là biểu đồ khu hình cột thu được từ  việc đếm số lần xuất hiện (tần số) của dữ liệu ở mỗi vùng đã được phân chia từ phạm vi dữ liệu tồn tại. Được sử dụng khi tiếp nhận thông tin về sự dao động của các giá trị chất lượng hay sự phân bố nhóm dữ liệu
  5. Biểu đồ quản lý: Là công cụ để đánh giá tình trạng của các giá trị chất lượng như thế nào so với giới hạn quản lý, và để xem xét sự ổn định của công đoạn. Được dùng để kiểm tra tình hình quản lý hàng ngày, xem ông đoạn có được duy trì trong điều kiện tốt không, có phát sinh bất thường không.
  6. Biểu đồ tán xạ: Là đồ thị khảo sát, kiểm tra mối tương quan giữa hai dữ liệu bằng việc vẽ đồ thị hai dữ liệu tương đương. Được dùng để khảo sát, kiểm tra mối quan hệ giữa hai dữ liệu.
  7. Sơ đồ nhân quả: Là biểu đồ sắp xếp một cách hệ thống các kết quả công việc (kết quả ) và các nhân tố gây ảnh hưởng đến chúng ( nguyên nhân ). Được sử dụng để làm rõ các nguyên nhân và các mối liên hệ cũng như những ảnh hưởng của nó tới các kết quả.

Tham khảo khóa học: 7 công cụ quản lý chất lượng

Đăng ký
Thông báo khi
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.