KHÓA HỌC KỸ NĂNG MỀM

Đào tạo giảng viên nội bộ

Giảng viên nội bộ là người có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên một đội ngũ nhân sự tinh nhuệ cho doanh nghiệp. Không những phải thường xuyên trau dồi về kiến thức, các giảng viên nội bộ còn phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy để mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng doanh nghiệp, khóa học “Đào tạo giảng viên nội bộ” của Joshin được thiết kế bám sát vào nhu cầu đào tạo thực tế tại doanh nghiệp, với phương pháp đào tạo giàu tính ứng dụng, Joshin tự tin sẽ giúp đội ngũ giảng viên của doanh nghiệp có thể thiết kế được chương trình, tài liệu đào tạo và nắm vững được các kỹ năng, phương pháp giảng dạy để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và duy trì được lợi thế cạnh tranh.

Hinh khoa hoc

SƠ LƯỢC VỀ KHÓA HỌC

Tên khóa học: Đào tạo giảng viên nội bộ
Đối tượng: Giảng viên nội bộ, quản lý
Thời lượng: 2 - 3 ngày (thiết kế theo yêu cầu của khách hàng)
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Giảng viên: Người Việt
Hình thức: Trực tiếp tại công ty khách hàng (Inhouse) hoặc Hội thảo nhiều công ty (Public work shop)
Phương pháp: Tổ chức trình bày bài giảng, thảo luận, thực hành áp dụng ngay tại lớp học

MỤC ĐÍCH KHÓA HỌC

  • Hiểu rõ được tầm quan trọng và vai trò của người giảng viên nội bộ trong doanh nghiệp;
  • Nắm rõ được khái quát tâm lý, các phong cách học của học viên;
  • Thiết kế được các khóa đào tạo ngắn dựa trên thông tin từ các đối tượng có nhu cầu đào tạo;
  • Phát triển được các tài liệu đào tạo, tài liệu quản lý đào tạo chuẩn dành cho giảng viên, dành cho học viên tham dự các khóa học;
  • Thực hiện các phương pháp giảng dạy hiện đại trong các khóa học;
  • Đánh giá được hiệu quả sau đào tạo
  • Tự tin thực hiện được phần đào tạo thực nghiệm trên lớp và sử lý các tình huống khó khăn

NỘI DUNG ĐÀO TẠO TRONG KHÓA HỌC

1. Tầm quan trọng trong việc đào tạo cấp dưới

  • Tại sao công ty phải cần người quản lý?
  • Tầm quan trọng của M trong 4M (Man, Material, Machine, Method)
  • Vai trò và trách nhiệm của người quản lý trong việc hướng dẫn, đào tạo cấp dưới
  • Vấn đề gì sẽ xảy ra khi cấp trên không đào tạo cấp dưới
  • Sự khác nhau giữa đào tạo và huấn luyện
  • Thực hành: Xác định vai trò và trách nhiệm trong đào tạo, hướng dẫn cấp dưới

2. OJT, OFF-JT, OCT

  • OJT là gì, mục đích, yêu cầu và phương pháp tiến hành OJT?
  • OFF-JT là gì, mục đích, yêu cầu và phương pháp tiến hành OFF-JT
  • OCT là gì, mục đích, yêu cầu và phương pháp tiến hành OCT
  • Thực hành: Đánh giá tình trạng hiện tại của việc đào tạo thông qua OJT, OFF-JT, OCT

3. Phân tích nhu cầu đào tạo

  • Thực hiện kiểm tra trước đào tạo
  • Thực hiện khảo sát trước đào tạo
  • Xác nhận các điểm yếu và tổng hợp kết quả
  • Xác định các chủ đề đào tạo phù hợp
  • Xây dựng lộ trình đào tạo nhân sự
  • Thực hành: Xây dựng bài kiểm tra, khảo sát, phỏng vấn
  • Thực hành: Tổng hợp kết quả, xác định chủ đề và kế hoạch đào tạo

4. Xây dựng đề cương đào tạo

  • Đề cương đào tạo là gì? Mục đích
  • Cách xây dựng cấu trúc logic của các chủ đề đào tạo
  • Hoàn thành đề cương đào tạo
  • Mỗi nhóm xây dựng đề cương đào tạo theo từng chủ đề

5. Xây dựng bài giảng

  • Phân chia logic các nội dung bài giảng trên sile
  • Cách xây dựng cấu trúc và thông tin trên file powerpoint
  • Cách xác định thông điệp mà giảng viên muốn truyền đạt đến học viên
  • Lựa chọn hình ảnh, dữ liệu, sơ đồ để giúp hiểu thông điệp muốn truyền đạt
  • Cách xây dựng các câu hỏi và trả lời trong mỗi slide
  • Cách xây dựng bài kiểm tra và khảo sát hài lòng
  • Thực hành: Xây dựng bài giảng đào tạo theo chủ đề và câu hỏi cho từng chủ đề
  • Thực hành: Xây dựng file khảo sát hài lòng

6. Xây dựng các tình huống thực hành

  • Tình huống thực hành là gì? Mục đích
  • Cách xây dựng các tình huống thực hành và phương pháp tiến hành.
  • Cách xây dựng tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá bài thực hành
  • Thực hành: Xây dựng các tình huống thực hành cho mỗi chủ đề đào tạo

7. Chuẩn bị trước đào tạo

  • Xây dựng danh sách những hạng mục cần chuẩn bị trước đào tạo
  • Chuẩn bị phòng đào tạo: sơ đồ lớp học, bàn, ghế,…
  • Chuẩn bị các hạng mục cần thiết: máy chiếu, màn hình, bảng trắng, bút, giấy A1.
  • Chuẩn bị bài giảng
  • Thực hành: Xây dựng các hạng mục cần chuẩn bị trước đào tạo

8. Thực hiện tiến hành đào tạo trước lớp

  • Mỗi thành viên trong mỗi nhóm thuyết trình kết quả thực hành trước lớp
  • Các thành viên khác đưa ra câu hỏi và nhận xét
  • Giảng viên đưa ra nhận xét và tổng hợp

9. Đánh giá kết quả đào tạo

  • Đánh giá kết quả tham gia của học viên và thái độ tham gia lớp học
  • Đánh giá bài kiểm tra trước và sau khi đào tạo, sau đó đưa ra nhận xét điểm cần cải thiện cho từng học viên
  • Đánh giá tình huống thực hành trong lớp và đưa ra nhận xét để cải thiện
  • Đánh giá kết quả khảo sát hài lòng và đưa ra nhận xét

10. Báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo

  • Xây dựng cấu trúc bài báo cáo kết quả
  • Sử dụng biểu đồ (bánh, cột, dây, mạng nhện,..) để để trực quan hóa kết quả tham dự, trước và sau khi kiểm tra, khảo sát mức độ hài lòng
  • Sử dụng sơ đồ ma trận để trực quan hóa kết quả thực hành
  • Tóm tắt nhận xét cho từng kết quả trong báo cáo
  • Tóm tắt toàn bộ kết quả trong 1 trang báo cáo
  • Đưa ra các điểm cần cải thiện cho mỗi học viên, đề xuất chương trình đào tạo tiếp theo

PHẢN HỒI CỦA HỌC VIÊN

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.