KHÓA HỌC DÀNH CHO TRƯỜNG CHUYỀN, NGƯỜI GIÁM SÁT, TỔ TRƯỞNG

Tư duy logic thông qua kỹ năng giải quyết vấn đề

Không phải ai cũng biết cách xử lý những vấn đề bất ngờ phát sinh trong quá trình làm việc hoặc trong cuộc sống. Để ứng biến tốt trong từng trường hợp, từng hoàn cảnh thì chúng ta phải làm theo quy trình và trang bị những kỹ năng để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

  • Vậy kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
  • Phương pháp giải quyết vấn đề như thế nào là hiệu quả?
  • Và làm thế nào để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề?
Hinh khoa hoc

SƠ LƯỢC VỀ KHÓA HỌC

Tên khóa học: Tư duy logic thông qua kỹ năng giải quyết vấn đề
Đối tượng: Trưởng chuyền, giám sát, nhóm trưởng, tổ trưởng
Thời lượng: 2 – 3 ngày (thiết kế theo yêu cầu của khách hàng)
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Giảng viên: Người Việt
Hình thức: Trực tiếp tại công ty khách hàng (Inhouse) hoặc Hội thảo nhiều công ty (Public Workshop)
Phương pháp: Tổ chức trình bày bài giảng, thảo luận, thực hành áp dụng ngay tại lớp học

MỤC ĐÍCH KHÓA HỌC

  • Thấu hiểu quy trình giải quyết vấn đề một cách logic
  • Xác định tốt các vấn đề ảnh hưởng tới mục tiêu
  • Phân tích được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và tìm ra giải pháp giải quyết logic và triệt để

NỘI DUNG ĐÀO TẠO TRONG KHÓA HỌC

I. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Nội dung đào tạo

  • Phương pháp giải quyết vấn đề là gì ?
  • Tổng quan các bước của phương pháp giải quyết vấn đề
  • Giới thiệu phương pháp báo cáo trong 1 trang A3
  • Ví dụ báo cáo giải quyết vấn đề

2. Thực hành

  • Học viên chia sẻ tình trạng giải quyết vấn đề hiện tại
  • Hỏi và trả lời trực tiếp tại lớp học

II.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bước 1: Xác định vấn đề

  • Vấn đề là gì ?
  • Các bước xác định vấn đề
  • Xác định vấn đề từ các yếu tố QCDMSE, 4M, 7 lãng phí
  • Chọn vấn đề ưu tiên giải quyết theo thuyết S.U.G
  • Thực hành 1: Xác định các vấn đề đang xảy ra tại bộ phận làm việc

Bước 2: Hiểu rõ hiện trạng

  • Hiểu rõ hiện trạng là gì ? Mục đích ? Ví dụ
  • Các bước thực hiện hiểu rõ hiện trạng
  • Áp dụng nguyên tắc tam hiện và thu thập dữ liệu
  • Chi tiết tình trạng theo 5W-2H
  • Xác định yếu tố tập trung phân tích theo quy luật Pareto (80:20)
  • Thực hành 2: Hiểu rõ hiện trạng cho vấn đề đã xác định ở phần thực hành số 1.

Bước 3: Phân tích hiện trạng

  • Phân tích hiện trạng là gì ? Mục đích ? Ví dụ
  • Các bước thực hiện phân tích hiện trạng
  • Áp dụng công cụ phân tích như: Tam hiện, thu thập dữ liệu quá khứ, so sánh sự khác biệt, phân tích chuỗi quy trình, phỏng vấn người liên quan.
  • Phương pháp thu thập dữ liệu và kiểm chứng điểm vấn đề
  • Thực hành 3: Phân tích hiện trạng cho tình trạng đã hiểu rõ sau phần thực hành số 2.

Bước 4: Phân tích nguyên nhân gốc rễ

  • Phân tích nguyên nhân gốc rễ là gì ? Mục đích, Ví dụ
  • Các bước thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ
  • Công cụ phân tích: Brain storming, Sơ đồ nhân quả, Sơ đồ cây phân tích 5 tại sao
  • Phương pháp kiểm chứng nguyên nhân gốc
  • Thực hành 4: Phân tích nguyên nhân gốc rễ cho điểm vấn đề đã xác định được ở phần thực hành số 3

Bước 5: Lựa chọn đối sách

  • Lựa chọn đối sách là gì ? Mục đích, Ví dụ
  • Các bước thực hiện lựa chọn đối sách
  • Đối sách tạm thời và đối sách lâu dài, đối sách mềm và đối sách cứng
  • Tiêu chí lựa chọn đối sách: tính hiệu quả, chi phí và rủi ro
  • Tạo lập sự đồng thuận và lập kế hoạch thực hiện đối sách
  • Thực hành 5: Lựa chọn đối sách cho nguyên nhân đã xác định được ở phần thực hành số 4

Bước 6: Xác nhận kết quả

  • Xác nhận kết quả đối sách là gì ? Mục đích ? Ví dụ
  • Các kết quả cần xác nhận: kết quả hữu hình, kết quả vô hình, kết quả kinh tế
  • So sánh kết quả sau khi thực hiện đối sách với trước khi thực hiện đối sách
  • Khi kết quả chưa đạt thì cần làm gì tiếp theo
  • Thực hành 6: Xác nhận kết quả theo giả định cho đối sách đã thực hiện ở phần thực hành số 5

Bước 7: Tiêu chuẩn hóa và quản lý trực quan

  • Tiêu chuẩn hóa là gì? Mục đích? Ví dụ
  • Cần tiêu chuẩn hóa những gì và như thế nào sau khi thực hiện đối sách
  • Quản lý trực quan là gì? Mục đích? Ví dụ
  • Cần trực quan hóa những gì và như thế nào sau khi thực hiện đối sách
  • Thực hành 7: Tiêu chuẩn hóa và quản lý trực quan cho đối sách đã thực hiện

III. TỔNG KẾT KHÓA HỌC, LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ TRAO CHỨNG CHỈ

PHẢN HỒI CỦA HỌC VIÊN

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.